Diễn giải Dải_Bollinger

Việc sử dụng dải Bollinger tùy theo khẩu vị của từng thương nhân. Một số thương nhân mua vào khi giá chạm mức thấp của nửa dưới dải Bollinger và thoát ra khi giá chạm đường trung bình trượt nằm ở giữa dải. Các thương nhân khác lại mua vào khi giá vượt lên trên giá trị trên của nửa trên dải Bollinger (do kỳ vọng giá còn tăng nữa) hoặc bán ra khi giá xuống thấp hơn giá trị dưới của nửa dưới dải Bollinger (do kỳ vọng giá còn xuống nữa)[4]. Ngoài ra, việc sử dụng dải Bollinger không chỉ hạn chế ở các thương nhân kinh doanh chứng khoán; các thương nhân kinh doanh quyền chọn, đáng chú ý nhất là các thương nhân độ biến động mặc nhiên, thường bán các quyền chọn khi các giá trị của dải Bollinger là xa nhau về mặt giá trị lịch sử hoặc mua vào các quyền chọn khi các giá trị của dải Bollinger là gần nhau về mặt giá trị lịch sử, và trong cả hai trường hợp thì đều là từ kỳ vọng rằng độ biến động sẽ trở lại mức độ biến động lịch sử trung bình đối với loại chứng khoán đó.

Khi các dải nằm gần nhau thì người ta coi đó là chu kỳ với độ biến động thị trường thấp[5]. Ngược lại, khi các dải nằm xa nhau, thì người ta coi đó là chu kỳ với độ biến động thị trường cao hay sự gia tăng về tác động giá[5]. Khi dải chỉ có độ dốc nhẹ và đường chuyển động gần như song song trong một khoảng thời gian dài thì giá nói chung sẽ chỉ dao động xung quanh giá trị giữa của dải.

Các thương nhân thường có xu hướng kết hợp dải Bollinger với các chỉ số khác để xác nhận tác động giá. Cụ thể, việc sử dụng dải Bollinger như là một bộ dao động thường sẽ kết hợp với các mẫu hình biểu đồ giống như các chỉ số phi dao động hay một đường xu hướng. Nếu các chỉ số này xác nhận khuyến cáo của dải Bollinger thì thương nhân sẽ có độ chắc chắn cao hơn rằng dải đang dự đoán chính xác tác động giá trong mối tương quan với độ biến động thị trường.

Liên quan